Trong quá trình xây dựng thì sàn nhà là phần chiêm tỷ lệ lớn và chịu lực phức tạp hay lực lớn của nhà. Sàn nhà chiếm một phần trọng lượng cao kéo theo đó là chi phí cao. Vì vậy sàn không dầm ra đời để rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí sàn không dầm xuất hiện. Vậy sàn không dầm là gì? Nó như thế nào? Cấu tạo ra sao? Thì trong bài viết này kiến trúc Sơn Hà sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhé!

Sàn Không Dầm Là Gì?

mặt sàn không dầm

Có thể nói sàn không dầm chính là giải pháp tối ưu, là bước phá vượt bậc trong ngành xây dựng. Trong thi công sàn móng, sàn không dầm giải quyết nhiều vấn đề cho kinh tế cũng như đặc tính kỹ thuật. Sàn không dầm hay còn gọi sàn phẳng là cách sử dụng nhựa  tái chế hình hộp hay hình bóng để thay thế phần bê tông cần đổ cho sàn. Nó liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình và tham gia chịu lực từ đó giảm trọng lượng kết cấu. Sàn không dầm thi công theo kiểu sàn phẳn, rỗng theo 2 hướng không dầm nên ít cột và có khẩu độ nhịp lớn. 

Sàn Phẳng Có Tốt Không?

sự khác nhau giữa mặt sàn có dầm và không dầm

Hiện tại sản phẳng được nhiều nước sử dụng và được sử dụng rộng rãi cho mọi công trình xây dựng. Nó được sử dụng khá phổ biến ở nước ta với nhiều công trình, nhà cửa, biệt thự, trường hợp, nhà hàng…

» Sử dụng nhiều nơi, đa dạng mọi công trình

» Tiết kiệm 5% chi phí  cũng như vật liệu, máy móc, nhân công, thời gian thi công từ đó tăng tiến độ nhanh

» Vật liệu xanh, có thể tái chế, thân thiện, không độc hại và an toàn với môi trường. 

» Cách âm, cách nhiệt, chống thấm khá tốt 

» Không hấp thụ nước, không giải phóng nhiệt làm cho công trình lúc nào cũng được khô ráo.

» Kết cấu nhẹ, bền, giảm rủi ro khi có động đất hay chấn động.

» Tăng chiều cao thông thủy, giảm bớt cột giúp không gian linh hoạt, rộng rãi và tối giản hơn. Nên việc lắp đặt dây điện, ống nước, dễ dàng và thuận tiện, giải quyết sự cố nhanh hơn.

Nhược Điểm Sàn Phẳng

nhược điểm sàn phẳng

Tuy nhiên vẫn có những nhược điểm của sàn phẳng này chính là: 

» Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông phải kiểm soát được chất lượng của cốp pha, nếu không sẽ gây ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn. Việc này khiến cho chiều dày sàn tăng thêm so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng mỏng và  sẽ gây tác động lên kết cấu của công trình.

» Rỗ đáy: Ở một vài công trình mới sử dụng công nghệ sàn không dầm xuất hiện hiện tượng này. Khi tháo ván khuôn sẽ có một vài vị trí nhìn thấy đáy quả bóng. Gây mất thẩm mỹ cho công trình và ảnh hưởng đến chất lượng sàn.

Các Bước Quy Trình Thi Công Sàn Không Dầm 

mặt sàn phẳng

Bước 1: Thi công Coppha sàn, lắp đặt con kê; lắp đặt lưới thép hàn lớp dưới và các chi tiết kỹ thuật.

Bước 2: Lắp đặt hộp TBOX.

Bước 3: Bố trí thép gia cường.

Bước 4: Thi công lưới thép hàn lớp trên và các chi tiết kỹ thuật.

Bước 5: Đổ bê tông lớp 1 (Vượt qua chân đế từ 2 đến 3 cm).

Bước 6: Đổ bê tông lớp 2 khi lớp 1 bắt đầu se nhẹ, bảo dưỡng, tháo Coppha sàn.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.